![](https://cee.edu.vn/wp-content/uploads/2023/05/93a8dafee90f37516e1e.jpg)
Cùng các đối tác tạo nên giá trị bền vững
Mở rộng kết nối và tích cực cùng đối tác thực hiện các đóng góp cho xã hội trong chuyển đổi xanh hướng đến khái niệm kinh tế tuần hoàn, chúng tôi kiến tạo những giá trị vững bền.
- Client : DONASO
- Category : Dự án Tư vấn
- Website : https://dniit.edu.vn/
- Date : 15/05/2023
Khi rác thải nhựa được tái chế, chúng sẽ trở thành nguyên liệu để sản xuất các sản phẩm mới có giá trị kinh tế cao. Đồng thời, việc tái chế rác thải nhựa cũng góp phần giảm thiểu lượng rác thải nhựa bị vứt bỏ vào môi trường, gây ô nhiễm và ảnh hưởng đến sự sống của con người và các loài sinh vật khác. Tuy nhiên, không phải mọi người đều có kiến thức và kỹ năng để tái chế rác thải nhựa một cách đúng cách. Để tái chế rác thải nhựa hiệu quả, điều quan trọng là phải phân loại rác thải theo các tiêu chí khác nhau. Có ba loại rác thải chính là: rác hữu cơ (là loại rác dễ phân hủy trong tự nhiên), rác vô cơ (là loại rác không phân hủy hoặc phân hủy rất lâu) và rác tái chế (là loại rác có thể được sử dụng lại hoặc biến đổi thành sản phẩm mới).
Công nghệ AI có thể được áp dụng để giải quyết bài toán thu thập, phân loại và tái chế rác thải nhựa một cách hiệu quả, tiết kiệm chi phí và nhân lực. Công nghệ AI có khả năng nhận diện các loại rác khác nhau dựa trên các công nghệ như: nhận dạng hình ảnh, phổ cận hồng ngoại, siêu âm…, có thể đưa ra các giải pháp tối ưu cho việc xử lý rác.
“Giải pháp thu thập, phân loại phục vụ tái chế rác thải sử dụng công nghệ AI” với mục tiêu hỗ trợ các cơ quan, chính quyền và cộng đồng trong việc giảm thiểu khối lượng rác thải nhựa sinh ra hàng ngày. Công nghệ AI có khả năng nhận diện các loại rác khác nhau dựa trên hình ảnh, siêu âm…, đưa ra các giải pháp tối ưu cho việc xử lý rác. Dự án này còn có thể góp phần nâng cao ý thức của người dân về việc sắp xếp và tái sử dụng rác; cũng như cung cấp cho các doanh nghiệp một nguồn nguyên liệu tái sinh có giá trị kinh tế cao.
Dự án DoNaSo là một sáng kiến đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực quản lý rác thải. Dự án đưa ra các giải pháp áp dụng công nghệ và sự kết hợp của các bên liên quan để giải quyết các vấn đề về quản lý rác thải tại thành phố Huế và có thể áp dụng cho các thành thị khác. Dự án do ThS. Nguyễn Thanh Tuấn, giảng viên khoa Khoa học máy tính, trường Đại học
CNTT&TT Việt-Hàn, Đại học Đà Nẵng, nghiên cứu viên tại viện DNIIT cùng các giảng viên Đại học Đà Nẵng thực hiện với sự hỗ trợ trong chương trình Dự án “Huế – Đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam” được tài trợ bởi Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF-Việt Nam).