loader

Hiệu quả nguồn tài nguyên là sản xuất được nhiều sản phẩm hơn trong khi sử dụng ít hơn nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Đó là việc giảm lượng nguyên liệu thô mới cần thiết cho sản xuất một sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định và/hoặc tăng cường tái sử dụng và tái chế nguồn nguyên liệu. Thông thường, điều này thường được gọi là 3 R: Reduce, Reuse, Recycle – Giảm thiểu, Tái sử dụng, Tái chế. Cùng với sự phát triển của khái niệm này, nhiều R hiện đã được thêm vào. Một số R trong đó là Rethink, Redesign, Refuse, Recreate – Suy nghĩ lại, Thiết kế lại, Từ chối, Tái tạo, nhưng đó chưa phải là tất cả. Các khái niệm này đề cập đến việc sử dụng tài nguyên của chúng ta hiệu quả hơn và loại bỏ việc tạo ra chất thải. Nếu chất thải còn được tạo ra thì chúng ta còn chưa làm tốt công việc của mình!

Trong một nền kinh tế xanh, tuần hoàn, cái mà chúng ta gọi là chất thải phải là nguyên liệu thô cho các sản phẩm mới hoặc trả lại cho tự nhiên.

Green Growth – Danida Programme


Khái niệm chất thải không phù hợp với tăng trưởng xanh. Tăng trưởng xanh cần tư duy tuần hoàn!

Hệ thống công nghiệp phục hồi hoặc tái tạo theo ý định và thiết kế sử dụng năng lượng tái tạo, loại bỏ việc sử dụng các hóa chất độc hại và chất thải gây suy giảm khả năng tái sử dụng thông qua thiết kế ưu việt của vật liệu, sản phẩm, hệ thống và trong phạm vi này, là các mô hình kinh doanh. Trong khái niệm kinh tế tuần hoàn, rác thải đầu ra của ngành này thành nguồn tài nguyên đầu vào của ngành khác hoặc tuần hoàn trong nội tại bản thân của một doanh nghiệp.

Việc giải quyết các vấn đề liên quan đến khan hiếm nguyên liệu, sử dụng năng lượng bền vững, hạn chế rác thải tối đa trong từng công đoạn của vòng đời sản phẩm, tái sử dụng nguyên vật liệu có sẵn, … đòi hỏi sự đầu tư đáng kể về nguồn nhân lực khoa học có trình độ, tăng tính cạnh tranh cho nền kinh tế.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *